Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Chuyện lâu rồi


Hoàng Cầm

Lần thứ nhất gặp anh, em nói: 
-Chỉ xin làm em gái của anh 

Lần thứ hai gặp em, anh nói: 
-Muốn xin em làm vợ của anh 

Lần trước, anh cười chẳng nói 
Lần sau, em cười quay đi 

Hôm nay 
Họ xa nhau từ lâu 
Còn lại tiếng mưa ngâu 
Gõ nhịp giọt phanh thềm đêm vắng 
Và một dòng thơ 
trang trải nợ ban đầu

Lá Diêu Bông

Hoàng Cầm


Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều 
Cuống rạ

Chị bảo
Đứa nào tìm được Lá Diêu bông
Từ nay ta gọi là chồng

Hai ngày Em tìm thấy Lá
Chị chau mày
Đâu phải Lá Diêu bông

Mùa đông sau Em tìm thấy Lá
Chị lắc đầu
trông nắng vãn bên sông

Ngày cưới Chị
Em tìm thấy Lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim

Chị ba con 
Em tìm thấy Lá
Xòe tay phủ mặt Chị không nhìn


o0o

Từ thuở ấy
Em cầm chiếc Lá
đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu bông hời...
...ới Diêu bông...!


-- Rét 1959

Bài thơ này được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Tự tin diễn thuyết

Bạn có năng lực nhưng bạn không đủ tự tin? Nhất là khi đứng trước đám đông bạn đã tự nhủ không được run mà tim vẫn đập thình thịch và lời nói như bị ai “cướp” mất?

Giới thiệu và tổng kết lại những ý chính của bạn


 Trong cuộc sống đôi khi bạn vẫn phải va vấp bởi những lời phát biểu, giới thiệu, lời chúc mừng trong một tiệc cưới hay nhận lễ giải thưởng? Nhưng đấy mới chỉ là những điều đơn giản. Trong công việc bạn buộc phải có những báo cáo, những bài thuyết trình cho một dự án. Những bài nói này thường dài và mang nhiều thông tin vì vậy người nghe sẽ có lúc sao nhãng những lời bạn nói.

Hãy tổ chức các dữ liệu thành ý chính, việc này sẽ làm cho bài thuyết trình của bạn dễ theo dõi hơn. Cần dẫn dắt họ hiểu theo ý của bạn. Nối những ý chính lại để cho người nghe thấy được sự logic, tiện theo dõi và hệ thống được những điều cần biết. Trước khi kết thúc bài thuyết trình, bạn phải tổng kết nhận mạnh ý chính và điều muốn người nghe lưu tâm. Theo các nhà hùng biện họ gọi quy tắc này là: “nói cho họ biết những gì mà bạn đang nói và nói cho họ những gì mà bạn đã nói”.

Thu hút khán giả bằng ánh mắt.

Ánh mắt là một trong những cách chủ yếu đề thu hút sự chú ý của khán giả. Để thu hút sự tập chung bạn phải làm cho mọi người cảm thấy rằng bạn đang nói với họ chứ không phải nói với cái trần nhà hay cái phòng mà họ đang ngồi đó. Nhìn trực tiếp là một trong những cách quan trọng để thu hút sự tập chung.
Đừng nhìn ra ngoài, hãy nhìn tất cả các khán giả từ từ bởi vì liếc mắt nhanh làm bạn trông có vẻ mang tâm trạng không tự tin. Khi bạn chú ý đến một khán giả hãy giữ ánh mắt của bạn trong vài giây nhưng không được quá lâu vì điều này khiến khán giả mất tự nhiên và sợ hãi (làm người nghe lo lắng không phải là quy tắc nói trước công chúng).
Hãy nhìn bình thường như là khi bạn đang nói chuyện bình thường với một ai đó. Nếu bạn cảm thấy điều này khó làm thì hãy nghĩ rằng điều này hoàn toàn bình thường. Có một giải thích rằng ánh mắt là một dấu hiệu của sự xung đột. Ngày xưa ánh mắt là một cách để lấn át đối phương trong một chận chiến và đó là lí do tại sao đối phương bắt đầu ra đòn trong khi “hắn” nhìn bạn. Do vậy hãy cố làm ra vẻ tự nhiên để nhìn trực tiếp vào mắt khán giả và thật khéo léo: thay cho việc nhìn trực tiếp vào mắt hãy nhìn vào khoảng trống giữa lông mày chính xác là chỗ giữa mũi và mắt. Cách nhìn này gây sự chú ý và không làm cho người khác sợ hãi. Bạn có thể nhờ người thân hay bạn bè để áp dụng thử nhìn bạn theo cách này và ngược lại, bạn sẽ không thấy sự khác nhau về ánh mắt khi nói trước đám đông nhưng có vẻ như đang thu hút người nói mà không khiến họ sợ hãi.

Nói một cách tự nhiên
Tại sao một số người lại có khả năng thu hút của khán giả còn những người khác thì không?
Khi bạn nói bạn cần phải nói một cách nhiệt tình, thay đổi âm thanh, giọng điệu lên xuống để thể hiện cảm xúc với những người nghe. Về cơ bản kĩ năng nói trước đám đông là bạn cần phải “kích thích cảm xúc” của người nghe, làm cho bài nói của bạn trở nên sôi động và cuốn hút. Nếu bạn không có hứng thú nói thì làm sao có thể thu hút khán giả của bạn được. Hỗ trợ cho sự tự nhiên đó bạn cần có một vài cử chỉ thích hợp, không quá nhiều như vung tay loạn xạ nhưng cũng đừng cứng nhắc nắm chặt tay lại hoặc để im trên bàn nhé.
Hãy nghĩ về điều này: Thông thường một người đọc 250 đến 300 từ mỗi phút và một người nói 100 đến 150 từ mỗi phút. Nếu bạn chỉ nói với giọng bình thường mà không có cử chỉ hay là sự thay đổi gì về giọng thì có lẽ bạn đang đọc một quyển sách chứ không phải là thuyết trình và quan tâm đến khán giả cũng như mọi thứ xung quanh. Vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đang trình diễn: bạn cần nói 100 từ với những cử chỉ và động lực để thu hút sự chú ý của khán giả. Nếu bạn thuyết trình bằng powerpoint thì hãy làm cho bài nói của bạn hấp dẫn hơn bằng cách đưa thêm tình huống, ví dụ để mọi người cùng bạn luận thay cho việc đọc hết các thông tin trên máy chiếu.

Nên biết về nơi mà bạn sẽ thuyết trìnhViêc nói trước công chúng thì khá là stress do vậy bạn nên làm bất cứ điều gì để loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn. Đó là lí do tại sao bạn cần phải biết về nơi mà bạn sẽ nói. Nếu có thể bạn hãy xem qua căn phòng đó trước để đề phòng bất chắc. Nếu không thể thì hãy đặt câu hỏi để biết thêm chút ít về nó. Căn phòng đó chứa được bao nhiêu người và bao nhiêu người tham dự. Điều này ảnh hưởng đến buổi thuyết trình diễn của bạn đấy.
Nếu bạn nói trước 20 người trong căn phòng có thể chứa đến 100 người thì bạn cần phải lên kế hoạch trước. Nhiệt độ của căn phòng dường như là một chi tiết nhỏ nhưng có thể tạo ra sự khác biệt, ăn mặc phù hợp bạn sẽ không bị lạnh hay là toát mồ hôi. Đôi khi chỉ vì nóng quá hay lạnh quá làm người bạn mướt mồ hôi hay run run khiến người nghe lầm tưởng bạn chẳng hề tự tin vào bản thân và những lời bạn nói có nên tin được không.
Cuối cùng đảm bảo rằng bạn có bài trình diễn và vật dụng cần thiết được chuẩn bị từ trước. Nếu bạn cần một chiếc phone, máy chiếu hay là đài đĩa thì hãy bảo họ chuẩn bị kỹ lưỡng và tốt nhất là bạn nên kiểm tra chúng để được an toàn. Mặc dù đây chỉ là những yếu tố nhỏ nhưng nó lại có tác dụng thay đổi lớn tới kết quả thành công của bài thuyết trình hay không. Mọi thứ đều tốt nếu bạn có thể kiểm soát và chúng là lợi thế của bạn.

Đừng bận tâm về các lỗi nhỏ.
Dù bạn chuẩn bị kỹ đến thế nào thì cũng vẫn có thể xảy ra lỗi. Đây là tình huống không thể tránh được, nhưng bạn cần phải vượt qua và kiểm soát chúng. Bạn cần phải nghiêm túc nếu bạn muốn khán giả tôn trọng bạn và đó là lí do tại sao cần phải lờ đi những lỗi nhỏ. Sơ suất của việc phát âm sẽ xảy ra nhưng đừng lo lắng về chúng vì khán giả không chú ý đâu. Khán giả sẽ tập chung vào những điểm chính trong bài nói của bạn do vậy điều này xảy ra 9 hay 10 lần thì họ cũng không quan tâm. Nhưng sẽ đặc biệt chú ý nếu bạn lúng túng, bối rối không nói tiếp được hoặc ngừng lại quá lâu sau khi nói sai đấy. Thường thì khán giả sẽ không quan tâm về những lỗi đó của bạn mà sự chú ý của họ là với tư cách một người thuyết trình bạn sẽ cho họ xem cái gì. Vậy hãy tự tin lên nhé.

Kinh nghiệm
Có rất nhiều loại diễn văn như là các chủ đề mà con người quan tâm. Phạm vi của diễn văn từ bình thường đến trang trọng, cho một khán giả đến hàng ngàn khán giả. Mỗi loại diễn văn thì đều khác nhau và đó là lí do tại sao lên kế hoạch để đưa ra được những bằng chứng thuyết phục. Công tác chuẩn bị này rất quan trọng. Hãy tập nói trước gương, trước gia đình (có thể nhờ những người bạn thân chỉ giáo thêm). Thực hành nhiều và tự tin cùng 5 bí quyết trên sẽ giúp bạn có được nghệ thuật nói trước công chúng.

Nguồn : Internet

Kỹ Năng thuyết trình

Thuyết trình là một kỷ năng rất cần thiết và quan trọng. Khi bạn đang thuyết phục đồng nghiệp, bán hàng hay đang lên tinh thần cho nhóm, sức mạnh lời nói của bạn là điểm tạo nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại.
Thực hành tốt những điều sau đây bạn sẽ có buổi thuyết trình cực kỳ hiệu quả đấy!
1. Chuẩn bị

Nội dung
Bạn nên dùng nhiều thời gian để nghiên cứu về chủ đề, đề tài cũng như phát triển chúng thành ý tưởng riêng. 

Tổ chức bài thuyết trình
Sắp xếp các ý tưởng thành ba phần: mở đầu, diễn giải và kết thúc sao cho thật logic.
Thẻ ghi chú
Ghi chú các ý chính cần nói vào các tấm card nhỏ. Bạn có thể ghi càng ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu càng tốt. Điều này sẽ giúp bạn nhớ lại các ý chính nhanh chóng mà không cần phải đọc nhiều.

Luyện tập
Muốn thuyết trình thành công và hiệu quả thì bạn phải tập trước nhiều lần. Có như vậy, bạn mới có thể thuyết trình lưu loát và thành công.
2. Trình bày
  • Phong thái tự nhiên
Cố gắng thuyết trình một cách tự nhiên như đang trò chuyện cùng người nghe. Tránh nói với giọng đều đều như đang trả bài cũng như không nên nhìn chăm chăm và đọc lại bài thuyết trình đã chuẩn bị sẵn.
    • Sự nhiệt tình: Hãy chứng tỏ quan điểm, niềm yêu thích của bạn về chủ đề đang nói thông qua giọng nói và biểu cảm gương mặt.
    • Giao tiếp bằng mắt (eye contact): Duy trì sự giao tiếp bằng mắt với người nghe nhằm mục đích tăng sự tin cậy, tăng sự hứng thú, tập trung của khán giả. Đồng thời, bạn cũng có thể nhận ra sự phản hồi ngầm từ người nghe đối với bài thuyết trình của mình.
    • Rõ ràng: phát âm rõ ràng, sử dụng ngôn từ phù hợp với khán giả.
  • Ngôn ngữ hình thể
    • Cách đi đứng: Một dáng điệu và cử chỉ tốt sẽ truyền tải dự tự tin, chuyên nghiệp, và đáng tin cậy từ nơi bạn.
    • Điệu bộ: Giữ cho bản thân tự nhiên nhất, tránh những cử chỉ lặp đi lặp lại. Dùng cử chỉ của bạn để nhấn mạnh các điểm chính và thu hút sự chú ý của khán giả
  • Phương tiện trợ giúp (visual aid):
Thường là powerpoint, tranh ảnh, đồ thị… Các phương tiện nhìn nên:
    • Đủ lớn để khán giả nhìn rõ.
    • Được đặt tại vị trí dễ nhìn.
    • Đơn giản và dễ hiểu.

Vượt qua nỗi sợ thuyết trình

Ai trong chúng ta cũng có lúc phải trình bày, thuyết trình về một vấn đề nào đó. Kỹ năng thuyết trình tốt sẽ giúp bạn tăng khả năng truyền tải ý tưởng, suy nghĩ của mình đối với những người xung quanh. Kỹ năng thuyết trình dần trở thành một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, phải làm sao nếu như ta sợ thuyết trình?
Sự hồi hộp trước mỗi buổi thuyết trình là tâm trạng chung của hầu hết mọi người chứ không riêng gì mình bạn. Tuy nhiên có một sự khác biệt lớn, có người dễ dàng vượt qua sự hồi hộp đó bước ra sân khấu và hoàn thành bài thuyết trình của mình một cách tự tin và tràn đầy cảm hứng nhưng có người lại để nỗi sợ chói chặt họ, khiến họ sợ hãi không dám bước ra. Tôi xin đưa ra một số bước những người thuyết trình giỏi hay sử dụng để vượt qua nỗi sợ hãi của mình trước khi thuyết trình.
 


Đầu tiên, hãy thừa nhận rằng bạn đang hồi hộp, một số người cố gắng bắt mình nghĩ rằng mình đang không hồi hộp nhưng đó đôi khi không phải là cách hay. Hãy thừa nhận cảm xúc thật của mình, rằng bạn đang hồi hộp nhưng bạn hãy lái suy nghĩ của mình theo một nhận thức đó là mình hoàn toàn có thể vượt qua được điều này. Hãy nghĩ về khán giả của bạn, nghĩ về những điều ý nghĩa mình sắp chia sẻ và những ấn tượng bạn tạo ra cho khán giả. Diễn giả Trần Đức Hưng có chia sẻ về cách vận dụng NLP để chế ngự nỗi sợ hãi trước khi thuyết trình rất hiệu quả. Trước một buổi thuyết trình, hãy dành cho mình một khoảng thời gian yên tĩnh. Dùng trí tưởng tượng của mình hình dung ra lúc bạn đang đứng trên bục thuyết trình như thế nào. Hãy xóa hết hình ảnh của bạn hiện tại mà hãy hình dung bạn bước ra tự tin như thế nào. Hãy hình dung về bài thuyết trình của mình, bạn nói với một tâm trạng hồ hởi như thế nào, bạn nhấn mạnh khéo léo ra sao và bạn tạo ra sự hài hước với khán giả dễ dàng như thế nào. Sau đó hãy tập trung vào khán giả của bạn, hình dung ra họ đang chăm chú lắng nghe bạn, họ hưởng ứng tất cả những gì bạn nói, họ vỗ tay tán thưởng bạn. Khi tưởng tượng hãy cố gắng sao cho hình ảnh trở nên thật nhất đến nỗi cảm xúc của bạn trong sự tưởng tượng đó lan sang cả bản thân bạn hiện tại. Nếu chưa có được cảm xúc mạnh như mong muốn, hãy cố gắng điều chỉnh âm thanh bạn nghe thấy, liệu nó đã đủ lớn chưa, nếu những tiếng vỗ tay, tiếng cười của khán giả còn nhỏ hãy chủ động điều chỉnh nó to hơn. Hãy chú ý đến màu sắc, nếu hình ảnh bạn tưởng tượng ra đang ở dạng đen trắng thì hãy chuyển nó sang bức tranh màu. Góc nhìn cũng quan trọng, nếu bạn đang nhìn ở góc của người thứ 3 hãy chuyển nó sang góc nhìn thứ nhất tức là góc nhìn như bạn đang trực tiếp nhìn thấy những hình ảnh đó qua con mắt của mình. Bạn tiếp tục tận hưởng cảm giác tuyệt vời đó đến khi nào bạn muốn.

Đã đến giờ bạn phải bước vào sân khấu, một điều bạn nên biết rằng khởi đầu của bài thuyết trình là rất quan trọng, một khởi đầu tốt sẽ tạo cảm hứng và tăng sự tự tin của bạn khiến cho những phần sau trở nên dễ dàng với bạn hơn. Hãy dành thời gian chuẩn bị phần khởi đầu của mình thật tốt và khi bước ra hãy dồn nhiều năng lượng của mình cho sự khởi đầu, chắc chắn bạn sẽ gây được sự chú ý của khán giả.

Trên đây là một số bước để bạn kiểm soát và vượt qua nỗi sợ hãi trước mỗi buổi thuyết trình. Cách tốt nhất mà các diễn giả thường hay khuyên để tăng kỹ năng thuyết trình của bạn lên là: Tập! Tập! và TẬP!

Chúc các bạn thành công!

Nguồn : Internet

7 Lý Do Để Khởi Nghiệp Kinh Doanh

Sau khi tốt nghiệp hay đến một độ tuổi nhất định nào đó, nhiều người nghĩ rằng họ nên kiếm một công việc ổn định, tuy nhiên đó chưa hẳn đã là một ý định hoàn hảo nhất. Tại sao ư, nhiều người sẽ hỏi như vậy. Mọi điều thật đơn giản, bởi vẫn còn một lựa chọn khác, đó là làm việc cho chính bạn và dưới đây là 7 lý do khiên bạn nên thực hiện điều đó
khởi nghiệp thành công 
1. Bạn có thể kiếm tiền trong suốt 24 giờ mỗi ngày
       Đúng là có một công việc ổn định và bán thời gian cũng như công việc của bạn là những ý tưởng tốt, tuy nhiên chưa thật hợp lý. Bạn biết đấy, với công việc nơi công sở, bạn chỉ được trả tiền khi bạn làm việc. Có bao giờ bạn nghĩ rằng sẽ tốt hơn và dễ dàng thu được tiền hơn nhiều ngay cả khi bạn không phải làm việc không? Hãy thử tưởng tượng xem cuộc sống của bạn sẽ thay đổi như thế nào nếu bạn có thể kiếm tiền suốt 24 giờ một ngày.
        Tại công sở, bạn phải mất hơn 40 giờ đồng hồ mỗi tuần để làm việc. Chẳng ai quan tâm tới thực tế này. Mọi người chỉ luôn lo lắng về những giá trị và tầm quan trọng chúng ta nhận được. Chúng ta sẵn sàng trả tiền cho điều này. Vì vậy, trao đổi thời gian của bạn để nhận được tiền lương vẫn chưa phải là cách kiếm tiền tốt nhất. Vẫn có một cách tốt hơn nữa trong đó những giá trị do bạn tạo ra sẽ tách rời so với khoảng thời gian bạn phải tiêu tốn.
       Chẳng hạn bạn khởi sự một doanh nghiệp, đầu tư vào một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, ứng dụng khả năng sáng tạo của bạn vào sản phẩm, kiến tạo website, v.v. Trong trường hợp này, hệ thống kinh doanh do bạn tạo ra liên tục đem lại các giá trị cho mọi người, tạo ra thu nhập và liên tục làm việc, bất kể bạn có tham gia vào hệ thống đó hay không. Trước tiên bạn sẽ phải đầu tư thời gian và công sức để tiến hành công việc và giới thiệu hệ thống sản phẩm lợi tức của mình. Sau khi đã triển khai hệ thống, bạn không cần phải bỏ quá nhiều thời gian và tiền bạc như lúc đầu nữa. Kể từ thời điểm đó, hầu hết thời gian của bạn sẽ dành cho việc tăng thu nhập thông qua nâng cấp và phát triển hệ thống đó cũng như triển khai các hệ thống kinh doanh mới.
2. Tất cả doanh thu sẽ thuộc về bạn
       Khi bạn làm công ăn lương, bạn phải tạo ra các giá trị đủ để trang trải không chỉ là phần lương của chính bạn (tiền thưởng, các trách nhiệm xã hội, v.v) và thuế mà còn phải tạo ra được khoản lợi nhuận hợp lý cho ông chủ và các nhà đầu tư của công ty.
       Chính vì vậy, ở nơi làm việc, bạn chỉ được trả một phần trong tổng giá trị thực do bạn làm được. Mức lợi nhuận trên thực tế bạn làm ra được có thể cao hơn rất nhiều lần nhưng tất nhiên bạn không bao giờ nhận được tất cả số đó. Ngược lại khi làm việc cho chính mình, mọi doanh thu sẽ thuộc về bạn.
3. Bạn tự điều chỉnh mức thu nhập của mình
       Khi bạn muốn tăng thu nhập của mình trong khi làm việc nơi công sở, bạn phải liên tục chứng tỏ được khả năng và thành tích của bạn tương ứng với những đòi hỏi đặt ra. Tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng nhận được sự tán đồng từ phía cấp trên. Còn trong việc kinh doanh do chính mình quản lý, bạn có quyền quyết định và điều chỉnh khi nào và số lượng bao nhiêu của khoản thu nhập đó.
4. Bạn tích luỹ được kiến thức để biết cách tự do về mặt tài chính
        Như một quy luật, mọi người tìm công việc ổn định để tích luỹ kinh nghiệm. Tuy nhiên tất cả chúng ta đều góp nhặt kinh nghiệm từ cuộc sống, trong công việc nhưng công việc nào cũng chỉ đem lại cho con người những kinh nghiệm của chính công việc đó. Thoạt đầu có thể bạn cảm thấy có rất nhiều điều mới mẻ nhưng sau đó công việc vẫn mãi chỉ là như vậy. Chính vì thế bạn thường bỏ lỡ cơ hội học hỏi được rất nhiều cơ hội khác, quan trọng và giá trị hơn. Hãy tự hỏi bản thân xem bạn muốn tích luỹ thêm những kinh nghiệm nào. Kiến thức để làm tốt một công việc cụ thể, kinh nghiệm đánh đổi thời gian để có thu nhập hay kiến thức làm thế nào để đạt được sự tự do về mặt tài chính mà không phải làm công ăn lương nữa?
5. Bạn là một doanh nghiệp tự do
        Khi bạn giữ một công việc ổn định, trên bạn luôn có một cấp trên hoặc ông chủ trực tiếp. Chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn không muốn tuân thủ hay chấp thuận theo mệnh lệnh của ai đó? Nhiều người không thích kiểu công việc như vậy vì nó mang tính đè nén và thường gây ra những phản ứng rõ ràng. Khi làm kinh doanh độc lập, bạn chính là một doanh nghiệp tự do, không chịu sự chi phối của bất cứ ai khác.
6. Bạn luôn an tâm
       Hầu hết mọi người đều cho rằng, có một công việc ổn định chính là cách an toàn và đáng tin cậy nhất để nuôi sống bản thân và gia đình. Thật ra chúng ta đầu có biết mình sẽ an toàn như thế nào trong tình hình xã hội như hiện nay. Khi bạn làm công ăn lương, bạn không thể cảm thấy an toàn vì bạn đâu có thể kiểm soát tình hình mọi việc. Chỉ khi làm việc cho chính bạn thì bạn mới có quyền quyết định trong mọi điều.
7. Tự quyết định được mối quan hệ xã hội và tự do thuyên chuyển công tác
        Khi làm việc trong một tổ chức nhất định, bạn sẽ phải giao tiếp với một số người, làm việc trong cùng một giới. Bên cạnh đó, công ty nào cũng có văn hoá công sở riêng, điều này luôn đi kèm với những hạn chế và yêu cầu cụ thể với bạn. Không phải ai cũng dễ hoà nhập với những lệ thuộc như vậy. Khi làm việc cho chính mình, bạn hoàn toàn tự do với các lựa chọn của bản thân, bạn sẽ gặp gỡ với ai, khi nào và cư xử ra sao trong những hoàn cảnh cụ thể, đó là việc riêng của bạn. Bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn và tận hưởng cuộc sống.
 Kết luận
>>> Nói tóm lại mỗi người có một lựa chọn của mình: chọn một công việc ổn định hay tìm kiếm các nguồn thu nhập bằng nhiều cách khác nhau. Nhiều người hiểu rằng tìm việc không phải là điều họ cần, hãy tin tưởng vào trực giác của bạn. Khi đã quyết định, bạn sẽ hiểu mình có thể tạo ra cho người khác những giá trị đáng kể và họ sẽ vui vẻ trả tiền để mua những giá trị của bạn. Thời gian sẽ trôi qua và bạn sẽ yên chí rằng đó là một trong những quyết định thông minh nhất của bạn.

Nguồn : Internet