Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

Bệnh tay chân miệng

I. ĐẠI CƯƠNG
Là một bệnh thường gặp ở bé < 03 tuổi, hiếm khi > 05 tuổi nhưng thường nhẹ
Tác nhân gây bệnh : virus coxsackie, những chũng enterovirus trong đó enterovirus-71 thường gây biến chứng nặng nề.
lây truyền rất nhanh qua đường đường tiêu hoá khi tiếp xúc trực tiếp hay giáng tiếp từ dịch tiết mũi, hầu họng, nước bọt, dịch từ bóng nước.
Gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh có thể xảy ra mọi thời điểm trong năm, tập trung vào các thời điểm giao mùa
Chưa có vaccin dự phòng

II. BIỂU HIỆN

Bệnh thường khởi phát sau khi tiếp xúc nguồn bệnh từ 3-7 ngày. Thường gặp những triệu chứng sau :
Sốt : thường sốt nhẹ, mệt mỏi, khó chịu
Đau họng : những vết loét, bóng nước đỏ và đau trên lưỡi, nướu, mặt trong má
Bóng nước : thường xuất hiện sau khi sốt 1-2 ngày và có thể kéo dài 6-7 ngày. Vị trí thường gặp là khoang miệng, lòng bàn tay-bàn chân, mông, sinh dục.
Ăn uống kém :

1> Điển hình
Bóng nước : bóng nước màu xám, hình bầu dục, kích thước 02-10mm
Vị trí :

-Miệng : thường các bóng nước vở rất nhanh tạo thành những vết loét

-Mông, gối trên nền hống ban

-Lòng bàn tay, bàn chân,ấn không đau

2> Không điển hình : các bóng nước có thể rất ít hoặc không thấy chỉ có hồng ban hay những nốt loét ở miệng

Một số hình ảnh về bệnh tay chân miệng


III. DIỄN TIẾN & BIẾN CHỨNG

1> Diễn tiến :

Bệnh thường tự khỏi sau 5-7 ngày, nhưng cũng có thể rất nặng

Qua 04 giai đoạn

Gđ1 : Thường có ít bóng nước
Gđ2 : Tổn thương thần kinh TW


-Viêm màng não : run giật chi, giật mình nhưng còn tĩnh táo.


-Viêm não : vật vã, kích thích, chới với, thay đổi tri giác, yếu chi, liệt mặt.
Gđ3 : Biến chứng ở tim, phổi

- Viêm cơ tim : suy tim

-Phù phế nang, phù phổi
Gđ4 : Lui bệnh

Hồi phục, để lại di chứng hay tử vong do biến chứng

2> Biến chứng : Biến chứng có thể rất nhanh, chỉ vài giờ có thể biến chứng thần kinh. Khi có biến chứng thì rất nặng và có thể tử vong trong vài giờ. Các tổn thương nặng có thể xảy ra là :
Viêm màng não
Viêm não-màng não
Liệt mềm
Viêm cơ tim
Phối hợp nhiều biến chứng trên

IV. XỮ TRÍ

Hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng

1. Không có biến chứng
Hạ sốt với paracetamol
Uống nhiều nước, thức ăn mềm. Tránh thức ăn nóng, chua, cay,…dể làm đau các vết loét ở miệng
Giữ vệ sinh tránh bội nhiễm: rửa nhẹ ngoài da với nước ấm và xà phòng rồi lau khô. Súc miệng với nước muối (1/2 muỗng cafe +240ml nước ấm)

2. Nhập viện khi
Sốt cao
Quấy khóc liên tục
Khó ngủ hay li bì
Giật mình, hốt hoảng, chới với
Run giật tay chân, co giật
Nôn ói nhiều, bỏ bú
Yếu liệt tay, chân
Da nổi bông

V. DỰ PHÒNG
Rửa tay : rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy
Vệ sinh dụng cụ, đồ chơi với nước xà phòng. Xử trí sàn nhà, phòng ốc với dd cloramine 5%
Mang khẩu trang
Cách ly người bệnh tại nhà ít nhất là 07 ngày

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét