Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính-Những điều cần biết

Bs Lê Nguyễn

1/ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) LÀ GÌ?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh do sự tắc nghẽn đường dẫn khí (đường thở) dần dần và kéo dài làm cho nó không còn khả năng hồi phục một cách trọn vẹn
Nguyên nhân rất nhiều mà đa phần là do viêm phế quản và hen phế quản không hồi phục kéo dài

2/ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH BIỂU HIỆN THẾ NÀO?
  • Triêu chứng điển hình là ho, khạc đàm và khó thở
  • Bệnh tiến triển nặng dần

3/ AI DỂ MẮC BỆNH NÀY?
Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh này, người ta ghi nhận 85-90% những người bệnh COPD có liên quan hút thuốc lá. Chỉ 10-15% người mắc bệnh còn lại do ô nhiễm môi trường, bụi phổi hay hoá chất nghề nghiệp. Những người mắc những nhiễm trùng ở đường hô hấp lúc thiếu niên cũng có thể dẫn đến COPD sau này.

4/ VAI TRÒ CỦA THUỐC LÁ?
Thuốc lá giữ vai trò chính trong bệnh COPD
Không phải ai hút thuốc cũng bị COPD, theo ghi nhận chỉ 15-20% người hút thuốc lá bị COPD nhưng có đến 85-90% người bệnh COPD có vai trò chính của thuốc lá
Hút thuốc lá có thể là chủ động hoặc thụ động

5/ MỘT NGƯỜI HÚT BAO NHIÊU THUỐC LÁ THÌ MẮC BỆNH COPD?
Không có con số chính xác hút bao nhiêu thuốc lá thì mắc bệnh COPD, tuỳ thuộc vào từng người.
Theo khuyến cáo, người hút thuốc lá trên 20 gói/ năm thì có nguy cơ cao bị COPD. Ở những người (yếu tố cơ địa) dễ bị ảnh hưởng của thuốc lá, hút càng nhiều thì nguy cơ càng cao.

6/ SỐ NGƯỜI MẮC BỆNH THẾ NÀO?
Rất nhiều.
Theo ghi nhận của WHO ở những người trên 30 tuổi, 9,33/1000 người ở nam giới, con số này ở nữ là 7,34/1000 người
Ở Việt Nam, báo cáo ghi nhận chưa đầy đủ là 5% người dân từ 15 tuổi mắc bệnh.

7/ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG?
Rất nặng nề!
Giảm chất lượng cuộc sống trầm trọng : người bệnh thường khó thở, lúc đầu khó thở khi gắng sức sau đó tăng dần, khó thở thường xuyên, khó thở cả khi nghĩ ngơi
Gánh nặng y tế rất lớn. Ở Mỹ, chi phí hang năm cho bệnh nhân COPD ngốn

8/ VIỆC PHÁT HIỆN BỆNH THẾ NÀO
Rất đơn giản.
Chỉ với một test thăm dò chức năng hô hấp ( phế dung ký) là có thể xác định mắc bệnh COPD hay không
Dựa vào tỷ số FEV1 (thể tích khí thở ra hết sức trong giây đầu tiên)/FVC (thể tích khí thở ra gắng sức)<70% là có COPD

9/ MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH NÀY?
Bệnh tiến triển mổi ngày nặng dần, theo sau những đợt cấp tính
Người ta phân chia thành 04 giai đoạn của bệnh cũng dựa vào đo chức năng hô hấp như trên
****Theo GOLD

I : Nhẹ
  • FEV1 /FVC <70%
  • FEV1 >= 80% trị số dự đoán
  • Có hoặc không các triệu chứng mạn tính : ho, khạc đàm
II : Trung bình
  • FEV1 /FVC <70%
  • 50% ≤ FEV1 < 80%
  • Tc mạn tính (ho, khạc đàm,khó thở) : (+/-)
III : Nặng
  • FEV1 /FVC <70%
  • 30% ≤ FEV1 < 50%
  • Tc mạn tính
IV : Rất nặng
  • FEV1 /FVC <70%
  • FEV1 <30% hay FEV1 <50% 
  • Phối hợp suy hô hấp mạn tính hay có suy tim phải.

***Theo Hội Lồng Ngực Mỹ (ATS)
 Đo chức năng hô hấp sau sd thuốc giãn phế quản
Nguy cơ bị COPD
  • Hút thuốc, tx môi trường ô nhiễm
  • Ho, khạc đàm, khó thở
  • Ts gia đình bệnh hô hấp 
  • FEV1/FVC >70% 
Có bị COPD khí FEV1/FVC  ≤ 70%. Nếu FEV1
  1. Nhẹ  : FEV1 ≥ 80%
  2. Trung bình : FEV1[50-80)
  3. Nặng : FEV1[30-50)
  4. Rất nặng : FEV1<30

10/ BỆNH NÀY CÓ THỂ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

Được.

Quan trọng nhất là ngưng ngay các yếu tố tiếp xúc (thuốc lá, hoá chất,…)

Người ta có thể kiểm soát (hạn chế) diễn tiến của bệnh và những đợt cấp tính với các thuốc giản phế quản dạng phung khí dung đơn độc hay phối hợp tuỳ giai đoạn của bệnh

11/ NGƯNG THUỐC LÁ CÓ HẾT BỆNH KHÔNG?

Bất cứ ở giai đoạn nào của bệnh cũng cần phải ngưng yếu tố tiếp xúc (thuốc lá chẳng hạn). Nhưng không phải ngưng thuốc lá là hết bệnh. Nếu ở giai đoạn sớm, việc ngưng thuốc lá giúp cải thiện chức năng hô hấp đáng kể, nhưng càng về sau, tác dụng kém dần.

12/ AI NÊN TẦM SOÁT BỆNH NÀY

Tất cả những ai có biểu hiện hay có những yếu tố nguy cơ đều nên được tầm soát
Ho kéo dài
Có hút thuốc lá nhiều
Làm trong môi trường ô nhiễm bởi bụi, hoá chất

13/ KHI NÀO CẦN NHẬP VIỆN ĐIỀU TRỊ?

Hầu hết bệnh được điều trị ngoại trú, trừ phi những đợt cấp tính

14/ BIỂU HIỆN CỦA NHỮNG ĐỢT CẤP?

Người bệnh có 2/3 dấu hiệu sau :
  1. Ho nhiều hơn
  2. Khạc đàm tăng, đàm thay đổi màu sắc
  3. Khó thở tăng

15/ TẠI SAO CÓ NHỮNG ĐỢT CẤP?

Do viêm nhiễm ở đường hô hấp, vai trò của những đợt cúm rất quan trọng

Các bệnh lý nội khoa khác cũng có thể thúc đẩy vào đợt cấp

16/ CÓ THỂ NGĂN NGỪA ĐỢT CẤP?

Có.

Không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, không gắng sức, việc tuân thủ đúng những chỉ định y khoa là những điều cơ bản nhất

Việc chủng ngừa phế cầu, Hemophillus influenzae giúp làm giảm những đợt cấp cho những bệnh nhân COPD

17/ KHI NÀO THÌ CẦN THỞ OXY TẠI NHÀ?

Những người bệnh COPD giai đoạn nặng đến rất nặng cần thở oxy tại nhà.

Liều oxy tại nhà dùng với liều thấp khởi đầu ngắt quảng, ban đêm sau đó kéo dài hơn.

18/ TÓM LẠI NHỮNG BỆNH NHÂN COPD CẦN LÀM GÌ?
  1. Cần đến khám ở những cơ sở y tế chuyên khoa để phát hiện kịp thời
  2. Ngưng ngay các yếu tố nguy cơ : thuốc lá, khói bụi, hoá chất,…
  3. Tuân thủ chặt chẻ những chỉ dẫn của thầy thuốc
  4. Chủ động tiêm phòng cúm, phế cầu hằng năm
  5. Điều trị phối hợp tích cực các bệnh lý khác kèm theo nếu có
  6. Đến khám ngay ở các cơ sở y tế tin cậy khi có những đợt cấp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét