Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011

Sốt xuất huyết-Những điều cần biết

Bs Lê Nguyễn
Sốt xuất huyết là một bệnh rất phổ biến ở nước ta, việc hiểu biết nó là việc hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Tuy vậy, đây vẫn đang là một vấn đề mà chúng ta chưa thật sự tốt. Bài viết này nhằm cung cấp cho mọi người một cái nhìn cơ bản nhất.

1. Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết(SXH) là một bệnh do virus Dengue gây ra
Bệnh được truyền từ người - người qua trung gian muỗi Aedes










2.Loại muỗi Aedes nào gây bệnh, nhận diện?
Ở nước ta, tới thời điểm này ghi nhận có 02 loại là Aedes aegypti và Aedes alopictus

  • Aedes aegypti
Muỗi vằn Aedes thường sống ở những nơi tối,trong nhà gây bệnh vào ban ngày và là đối tượng gây SXH ở đô thị

  • Aedes alopictus
Thường sống ở những bụi rậm, ngoài gây bệnh SXH, còn gây ra một số bệnh do virus khác


3.Bệnh xảy ra ở đâu?
Bệnh xảy ra ở tất cả các nơi trên thế giới nhưng phổ biến ở các nước châu Phi, châu Mỹ, Địa Trung Hải, Tây Thái Bình Dương, Đông Nam Á,...
Việt Nam là một vùng dịch của SXH, tất cả các vùng miền
4.Sốt xuất huyết xảy ra thời điểm nào?
Mọi thời điểm, nhưng nhiều vào mùa mưa

5.Ai nhiễm virus Dengue cũng bị bệnh SXH ?
Không.
Khi bị nhiễm virus Dengue do muỗi truyền từ người khác qua, người bị nhiễm có thể bị : Sốt siêu vi đơn thuần, sốt Dengue hoặc sốt xuất huyết Dengue

6.Biểu hiện thường gặp của sốt xuất huyết?
Tương tự như những sốt siêu vi khác:

  • Sốt cao
  • Nhức đầu, đau cơ, đau khớp
  • Mệt mỏi
  • Ho,sổ mủi

7.Sốt xuất huyết có gì nguy hiểm?
Điểm khác biệt với những sốt siêu vi khác, SXH có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm ( khoảng 5%), đó là

  • Xuất huyết : da,tiêu hoá, não,...
  • Sốc : tụt huyết áp, huyết áp kẹp

8. Làm sao để phân biệt sốt siêu vi thường hay sốt xuất huyết?
Khó phân biệt vào những ngày đầu của bệnh trên biểu hiện và phải xét nghiệm máu

9.Khi nào cần phải xét nghiệm máu?
Mọi trường hợp sốt cao từ 03 ngày đều cần nghĩ đến sốt xuất huyết và phải đến cơ sở y tế kiểm tra.

10.Ai có thể bị sốt xuất huyết?

Tất cả mọi người. Trước đây chủ yếu ở trẻ em nhưng hiện nay bệnh có thể xảy ra ở người lớn và cả nhủ nhi (<01 tuổi)

11.Bệnh kéo dài bao lâu?
Thông thường kéo dài 6-8 ngày, những biến chứng nặng (xuất huyết, sốc,..) thường xảy ra từ ngày thứ 4-7 của bệnh.

12.Làm gì khi bị bệnh sốt xuất huyết?
Cũng giống như những sốt siêu vi khác, sốt xuất huyết đa phần tự hồi phục,không để lại di chứng.Tuy nhiên khoảng 5% có biến chứng (xuất huyết, sốc) và là nguyên nhân gây tử vong.
Điều trị chủ yếu là hạ sốt,bù dịch (khi không có biến chứng),vitamin-C và kiểm soát nguy cơ ( hạn chế vận động)

13.Mọi trường hợp đều cần nằm viện?
Không.
Đa phần là điều trị ngoại trú, tuỳ theo mức độ nguy cơ mà cần nằm viện hay không, điều này cần sự đánh giá của bác sĩ khám bệnh

14.Hạ sốt bằng cách nào?
Lau mát
Thuốc paracetamol (Efferalgan, Panadol,..) 10-15mg/kg cân nặng, ngày uống 3-4 lần (tất nhiên là không có bệnh gan, thận kèm theo)

15.Có cầu phải uống nhiều nước không?
Cần. Tuy nhiên lượng nước bổ sung theo lượng nước mất do sốt. Sốt tăng 01 độ C tương ứng 01 lít nước mất/ngày

16.Cần bổ sung vitamin C?
Cần bổ sung 1000mg/ngày, tuy nhiên ở những bệnh nhân có triệu chứng bao tử (buồn ói, đau trên rốn,...chiếm khoảng 60% số bệnh SXH) thì tránh dùng đường uống

17.Cách phòng tránh sốt xuất huyết?
Diệt muỗi
Dọn sạch môi trường( trong nhà và xung quanh) : sáng sủa và khô ráo không cho muỗi có nơi trú ẩn,sinh sản
Báo y tế phường có kế hoạch dập dịch

18.Khi bị sốt xuất huyết rồi còn bị lại không?
Có thể.
Một người sau bị sốt xuất huyết cơ thể sẻ tao ra kháng thể chống lại bệnh này. Tuy nhiên người bị bệnh này vẫ có thể bị lại vì những lý do sau:

  • Sự bền vững của kháng thể này không vĩnh viễn và tuỳ vào từng người. Người ta ghi nhận sau 08 tuần bị bệnh này người bệnh có thể bị lại
  • Sự khác nhau giữa các type gây bệnh : hiện được thừa nhận có 04 type gây bệnh ở Việt Nam
  • Sự đột biến của các type

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét