Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Tết Đoan Ngọ- Tết tri ân

Hằng năm, cứ đến ngày mồng 5 tháng năm âm lịch, nhà nhà tổ chức ăn tết giữa năm-Tết Đoan Ngọ. Thử tìmh hiểu về nó, mới thấy có rất nhiều điển tích khác nhau tuỳ vào văn hoá vùng miền, nhưng tóm lại có mấy giai thoại được cho là phổ biến, thế này:

1. Truyền thuyết Khuất Nguyên

Nước Việt ta chịu nhiều ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc nên nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ cũng đựơc cho là từ TQ. Câu chuyện thế này, cách nay khoảng 2000 năm, thời chiến quốc ở TQ, vua nước Sở là Sở Hoài Vương bất tài, đam mê tửu sắc, trọng dụng bọn nịnh thần,... làm cho người dân hết sức lầm than, tệ mất nườc đe doạ, Khuất Nguyên là một vị quan tài trung hết lời can gián, khuyên răng nhưng Hoài Vuơng không nghe mà còn nghe theo bọn nịnh thần giáng chức Khuất Nguyên. Một ngày nọ, ông hay tin nước của ông bị nước Tần thôn tính, hết sức đau lòng, ông đã trầm mình xuống dòng sông Trường Giang quyên sinh. Từ đó, người dân vì thương tiếc ông nên đúng ngày này (mồng năm tháng năm âm lịch) đem lễ vật đến con sông để cúng cho ông (có giai thoại nói rằng để cá không ăn thịt ông).

2. Lễ diệt sâu bọ?

Còn ở ta, không biết từ bao giờ, đúng ngọ (12 giờ trưa) người dân đi hái lá cây đem về làm vị thuốc chữa bệnh. Có truyền thuyết kể rằng, ở một làng nọ bị đại dịch hoành hành, người dân chết nhiều không kể siết, dân tình than khóc. Một hôm có một vị khách lạ đến làng dùng cây cỏ trong vùng về sắc thành thuốc để uống trị bệnh, khi dịch bệnh bị đẩy lùi thì ông cũng biến mất. Dân làng cho đó là ngày mồng năm tháng năm nên đã lấy ngày này nhớ ơn ông và cho rằng nếu lấy đủ 100 thứ lá cây vào đúng 12 giờ trưa mồng năm tháng năm về làm thuốc thì trị được tất cả các bệnh.

3. LỄ TẠ ƠN

Còn một điển tích ít phổ biến hơn nhưng tôi cho là rất đúng với đạo lý của người Việt, tôi gọi nó là "LỄ TẠ ƠN". Đó là vào ngày này người ta chuẩn bị lễ vật để dâng cho những ân nhân của mình : cha mẹ, ông bà, thầy dạy, thầy thuốc, ba mẹ vợ,....
Cùng với quá trình hội nhập, chúng ta quá dễ giải chấp nhận những cái ngoại lại : nào là ngày tình nhân, ngày nói láo,lễ hội hoá trang.v.v... nhưng chúng ta lại quên đi chính nền văn hoá của chúng ta-một nền văn hoá nhân bản : Ngày báo hiếu cha mẹ (Rằm tháng 7), Ngày tạ ơn (Tết Đoan Ngọ),....Làm sao để đưa những giá trị truyền thống này trở thành một hoạt động có ý nghĩa cho dân tộc, đặc biệt là giới trẻ. Mong lắm thay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét