Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Những điều cần biết

BS LÊ NGUYỄN ANH TUẤN
Khoa Hô Hấp-BV.Hoàn Mỹ Sài Gòn

1/ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) LÀ GÌ?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh do sự tắc nghẽn đường dẫn khí (đường thở) dần dần và kéo dài làm cho nó không còn khả năng hồi phục một cách trọn vẹn
Nguyên nhân rất nhiều mà đa phần là do viêm phế quản và hen phế quản không hồi phục kéo dài

2/ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH BIỂU HIỆN THẾ NÀO?
Triêu chứng điển hình là ho, khạc đàm và khó thở
Bệnh tiến triển nặng dần

3/ AI DỂ MẮC BỆNH NÀY?
Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh này, người ta ghi nhận 85-90%  những người bệnh COPD có liên quan hút thuốc lá. Chỉ 10-15% người mắc bệnh còn lại do ô nhiễm môi trường, bụi phổi hay hoá chất nghề nghiệp. Những người mắc những nhiễm trùng ở đường hô hấp lúc thiếu niên cũng có thể dẫn đến COPD sau này.

4/ VAI TRÒ CỦA THUỐC LÁ?
Thuốc lá giữ vai trò chính trong bệnh COPD
Không phải ai hút thuốc cũng bị COPD, theo ghi nhận chỉ 15-20% người hút thuốc lá bị COPD nhưng có đến 85-90% người bệnh COPD có vai trò chính của thuốc lá
Hút thuốc lá có thể là chủ động hoặc thụ động

5/ MỘT NGƯỜI HÚT BAO NHIÊU THUỐC LÁ THÌ MẮC BỆNH COPD?
Không có con số chính xác hút bao nhiêu thuốc lá thì mắc bệnh COPD, tuỳ thuộc vào từng người.
Theo khuyến cáo, người hút thuốc lá trên 20 gói/ năm thì có nguy cơ cao bị COPD. Ở những người (yếu tố cơ địa) dễ bị ảnh hưởng của thuốc lá, hút càng nhiều thì nguy cơ càng cao.

6/ SỐ NGƯỜI MẮC BỆNH THẾ NÀO?
Rất nhiều.
Theo ghi nhận của WHO ở những người trên 30 tuổi, 9,33/1000 người ở nam giới, con số này ở nữ là 7,34/1000 người
Ở Việt Nam, báo cáo ghi nhận chưa đầy đủ là 5% người dân từ 15 tuổi mắc bệnh.

7/ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG?
Rất nặng nề!
  • Giảm chất lượng cuộc sống trầm trọng : người bệnh thường khó thở, lúc đầu khó thở khi gắng sức sau đó tăng dần, khó thở thường xuyên, khó thở cả khi nghĩ ngơi
  • Gánh nặng y tế rất lớn. Ở Mỹ, chi phí hang năm cho bệnh nhân COPD ngốn
8/ VIỆC PHÁT HIỆN BỆNH THẾ NÀO
Rất đơn giản.
Chỉ với một test thăm dò chức năng hô hấp ( phế dung ký) là có thể xác định mắc bệnh COPD hay không
Dựa vào tỷ số FEV1 (thể tích khí thở ra hết sức trong giây đầu tiên)/FVC (thể tích khí thở ra gắng sức)<70% là có COPD

9/ MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH NÀY?
Bệnh tiến triển mổi ngày nặng dần, theo sau những đợt cấp tính
Người ta phân chia thành 04 giai đoạn của bệnh cũng dựa vào đo chức năng hô hấp như trên
Theo GOLD
Giai đoạn Đặc điểm                                                                            
I      : Nhẹ
  •  FEV1 /FVC <70%
  • FEV1 >= 80% trị số dự đoán
  •  +/- Tc mạn tính : ho, khạc đàm
II     : Trung bình
  •  FEV1 /FVC <70%
  •  50% ≤ FEV1 < 80%
  •  +/- Tc mạn tính : ho, khạc đàm
III    : Nặng
  • FEV1 /FVC <70%
  • 30% ≤ FEV1 < 50%
  •  Tc mạn tính
IV    : Rất nặng
  • FEV1 /FVC <70%
  • FEV1 <30% hay FEV1 <50% phối hợp suy hô hấp mạn tính hay có suy tim phải.
Theo Hội Lồng Ngực Mỹ (ATS)
Độ trầm trọngFEV1 /FVC(Sau sd thuốc giãn phế quản)FEV1 (% thực tế)
Nguy cơ ở bn có :
  •    Hút thuốc, tx môi trường ô nhiễm
  •    Ho, khạc đàm, khó thở
  •    Ts gia đình bệnh hô hấp
>70%
Nhẹ≤ 70%≥ 80%
Trung bình≤ 70%[50-80)
Nặng≤ 70%[30-50)
Rất nặng≤ 70%<30
10/ BỆNH NÀY CÓ THỂ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?
Được.
Quan trọng nhất là ngưng ngay các yếu tố tiếp xúc (thuốc lá, hoá chất,…)
Người ta có thể kiểm soát (hạn chế) diễn tiến của bệnh và những đợt cấp tính với các thuốc giản phế quản dạng phung khí dung đơn độc hay phối hợp tuỳ giai đoạn của bệnh

11/ NGƯNG THUỐC LÁ CÓ HẾT BỆNH KHÔNG?
Bất cứ ở giai đoạn nào của bệnh cũng cần phải ngưng yếu tố tiếp xúc (thuốc lá chẳng hạn). Nhưng không phải ngưng thuốc lá là hết bệnh. Nếu ở giai đoạn sớm, việc ngưng thuốc lá giúp cải thiện chức năng hô hấp đáng kể, nhưng càng về sau, tác dụng kém dần.

12/ AI NÊN TẦM SOÁT BỆNH NÀY
Tất cả những ai có biểu hiện hay có những yếu tố nguy cơ đều nên được tầm soát
  • Ho kéo dài
  • Có hút thuốc lá nhiều
  • Làm trong môi trường ô nhiễm bởi bụi, hoá chất
13/ KHI NÀO CẦN NHẬP VIỆN ĐIỀU TRỊ?
Hầu hết bệnh được điều trị ngoại trú, trừ phi những đợt cấp tính

14/ BIỂU HIỆN CỦA NHỮNG ĐỢT CẤP?
Người bệnh có 2/3 dấu hiệu sau :
  • Ho nhiều hơn
  • Khạc đàm tăng, đàm thay đổi màu sắc
  • Khó thở tăng
15/ TẠI SAO CÓ NHỮNG ĐỢT CẤP?
Do viêm nhiễm ở đường hô hấp, vai trò của những đợt cúm rất quan trọng
Các bệnh lý nội khoa khác cũng có thể thúc đẩy vào đợt cấp

16/ CÓ THỂ NGĂN NGỪA ĐỢT CẤP?
Có.
Không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, không gắng sức, việc tuân thủ đúng những chỉ định y khoa là những điều cơ bản nhất
Việc chủng ngừa phế cầu, Hemophillus influenzae giúp làm giảm những đợt cấp cho những bệnh nhân COPD

17/ KHI NÀO THÌ CẦN THỞ OXY TẠI NHÀ?
Những người bệnh COPD giai đoạn nặng đến rất nặng cần thở oxy tại nhà.
Liều oxy tại nhà dùng với liều thấp khởi đầu ngắt quảng, ban đêm sau đó kéo dài hơn.

18/ TÓM LẠI NHỮNG BỆNH NHÂN COPD CẦN LÀM GÌ?
  • Cần đến khám ở những cơ sở y tế chuyên khoa để phát hiện kịp thời
  • Ngưng ngay các yếu tố nguy cơ : thuốc lá, khói bụi, hoá chất,…
  • Tuân thủ chặt chẻ những chỉ dẫn của thầy thuốc
  • Chủ động tiêm phòng cúm, phế cầu hang năm
  • Điều trị phối hợp các bệnh lý khác kèm theo
  • Đến khám ngay ở các cơ sở y tế tin cậy khi có những đợt cấp

Cách đo huyết áp tại nhà

Sử dụng máy đo huyết áp ở nhà sao cho đúng?

 
Sử dụng máy đo huyết áp tại nhà

SGTT – Đã có nhiều trường hợp lo lắng mất ăn mất ngủ khi đến gặp bác sĩ tại phòng khám của báo SGTT vì tưởng đang mắc bệnh tim mạch. Đến chừng hỏi ra mới hay do tự đo huyết áp ở nhà sai nên phát hoảng… nhầm. Số khác có bệnh huyết áp nhưng cũng vì đo không đúng cách, đưa ra những trị số sai, làm ảnh hưởng quyết định điều trị của bác sĩ.

Để đo huyết áp được chính xác, điều trước tiên phải bảo đảm là cái máy đo phải có chất lượng tốt. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại máy đo huyết áp điện tử dành cho người bệnh thực hành ở nhà. Phổ biến nhất là máy đo cổ tay và đo cánh tay. Chọn loại nào tuỳ điều kiện mỗi người. Tuy nhiên khi mua nên so sánh kết quả đo từ huyết áp kế điện tử với huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế thuỷ ngân xem có tương đương không. Trong thời gian sử dụng cũng phải kiểm tra pin định kỳ. Không làm máy rơi rớt hay va đập mạnh, không làm ướt máy. Nếu không dùng trong một thời gian dài thì phải tháo pin ra, cất máy nơi khô mát.
Huyết áp bao nhiêu là bình thường?

Trị số huyết áp phụ thuộc vào áp lực bơm máu của tim, sức co dãn của thành mạch máu và lượng máu trong cơ thể. Trị số huyết áp bình thường dao động từ 90/50 – 139/89mmHg (là trị số huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương) và thay đổi thường xuyên tuỳ theo các trạng thái thời gian, hoạt động thể lực và cảm xúc.
Làm gì trước khi đo?

– Trước khi đo huyết áp không nên uống cà phê, trà quá đậm hay hút thuốc lá… Mỗi người nên có một cuốn sổ nhỏ ghi lại ngày giờ và kết quả đo, gồm: huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa, thường là số đo đầu tiên); huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu, thường là số đo thứ hai) và nhịp tim (mạch, thường có biểu tượng trái tim trên máy).

– Không nên đo quá nhiều lần trong ngày nếu không cần thiết. Có thể đo vào mỗi sáng hay tối tuỳ theo đặc điểm cao huyết áp từng người; hoặc đo khi có triệu chứng bất thường như chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, mệt…
Tư thế đo thế nào là đúng?

– Có thể nằm hoặc ngồi, nghỉ ít nhất năm phút trước khi bắt đầu đeo túi hơi (nhiều người hay gọi miếng quấn) vào tay. Nếu đo ngồi, lưng phải thẳng, hai chân để trên sàn nhà (không được bắt chéo chân), tay đặt ngang tầm với tim. Trong khi đo không nên nói chuyện. Đo huyết áp tư thế đứng, thường áp dụng trong một số trường hợp nghi ngờ có hạ huyết áp tư thế. Tay chọn đo nên là tay trái.

– Túi hơi phải có kích thước phù hợp (bao được ít nhất 80% cánh tay). Túi hơi đặt ở mặt trước của cánh tay và sao cho ống nghe (được cấu tạo sẵn trong dây đo) nằm ngay trên động mạch cánh tay, cách xa túi hơi càng tốt. Nếu ngồi đo thì nên để khuỷu tay thẳng, tốt nhất là đặt một chiếc gối nhỏ dưới khuỷu tay. Trong lúc đo, tay thả lỏng hoàn toàn, không được gồng hay nâng lên hạ xuống. Nếu máy đo báo lỗi hay huyết áp bị nghi ngờ là không chính xác, chỉ được đo lại sau 15 phút.
Kết quả đo nào phải gặp bác sĩ ngay?

Với những trường hợp sau thì nên đến gặp bác sĩ ngay, không tự uống thuốc hay ngồi chờ đến đúng ngày hẹn tái khám:

– Kết quả đo không phù hợp với triệu chứng hiện có. Chẳng hạn như bệnh nhân chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn… nhưng kết quả vẫn bình thường.

– Kết quả đo được quá cao hay quá thấp.

Với người đang có bệnh huyết áp, không nên tự đo và tự uống hay ngưng thuốc mà không đi tái khám trong thời gian dài, ngay cả khi kết quả cho thấy huyết áp ổn định.
Hai cách đo huyết áp phổ biến

- Đo cổ tay: Tư thế ngồi giống như khi đo cánh tay. Túi hơi nằm mặt trong cổ tay, ngang với tim (có thể kê thêm đồ vật dưới cổ tay). Đọc kết quả: huyết áp tâm thu (116), huyết áp tâm trương (65) và nhịp tim (6.
- Đo cánh tay: Ngồi thẳng lưng, chân đặt song song trên sàn nhà. Băng quấn túi hơi nằm vùng trên khuỷu tay, ngang với tim. Dây đo ống nghe đặt lên động mạch cánh tay. Đọc kết quả: huyết áp tâm thu (127), huyết áp tâm trương (82) và nhịp tim (89).

BS Nguyễn Thị Kim Oanh

Xông khí dung đúng cách

Xông khí dung là phương pháp điều trị bằng cách đưa thuốc trực tiếp vào niêm mạc đường hô hấp. Máy sẽ chuyển thuốc thành dạng sương mù, giúp thuốc đọng lại trên niêm mạc đường hô hấp, thấm sâu vào phế quản cho hiệu quả nhanh và giảm đi tối đa phản ứng phụ do thuốc uống gây nên.

Do là một phương pháp điều trị, nên trước khi dùng máy xông mũi họng, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ hướng dẫn cụ thể về việc dùng loại thuốc nào, liều lượng bao nhiêu.
Đối với người không bị bệnh về đường hô hấp có thể dùng máy để xông nước muối sinh lý, sử dụng hằng ngày, có tác dụng phòng bệnh rất hiệu quả.
Thông thường, mỗi lần xông không nên lâu hơn 15 phút. Khi xông thuốc, cần chọn cho mình tư thế ngồi thẳng và thoải mái. Nếu phải điều trị tại giường, hãy kê gối để tạo thành tư thế ngồi thẳng.
Nên vệ sinh máy xông thường xuyên, nhất là bộ phận lọc khí, ống dẫn khí để hạn chế bụi, vi khuẩn và nấm mốc theo đường xông vào cơ thể và có thể gây bệnh.