Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

Đạo đức lãnh đạo

Đạo đức là một khái niệm trừu tượng nhưng có giá trị thiêng liêng. Đạo đức không phải là cái bất biến, quan điểm về đạo đức cũng thay đổi khác nhau tuỳ giai đoạn, tuỳ lĩnh vực (nghề), ... và tuỳ nơi nữa.
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, nghề nào, tổ chức nào,... cũng cần đạo đức. Người ta hay đề cập đến đạo đức nghề y (y đức), đạo đức nhà giáo,... rồi lên án nó nhưng nói cho cùng đó mới chỉ là một lĩnh vực mà không nghe nói đến đạo đức chính phủ- lãnh đạo.
Trong một đất nước thì chính phủ là một tổ chức cao nhất, đạo đức chính phủ có tác dụng điều chỉnh, uốn nắng những cái đạo đức khác mà chính phủ đó lãnh đạo. Một chính phủ đạo đức trước hết phải là một chính phủ trong sạch thực sự.
Trong một gia đình, cha mẹ là tấm gương cho con cái. Nếu cha mẹ bê tha, trôm cắp,..., mất đạo đức thì làm sao mà dạy con cái chăm chỉ học hành, làm ăn lương thiện được.
Trong một cơ quan mà người đứng đầu(giám đốc) lười biếng, vô tổ chức,mất văn hoá... thì không thể khiến nhân viên dưới cấp tốt.
Trong một đất nước thì chính phủ là tổ chức chịu mọi trách nhiệm về sự tồn tại (cái xấu) của xã hội do chính mình điều hành.
Ông cha ta có câu " Thượng bất chính, hạ tất loạn" vậy.
Thấy được gốc rễ mới mong sửa chữa được!

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

Đôi mắt ngày xưa

Có phải em...cô gái ngày xưa?
Đôi mắt trong nằm sau đôi kính
Ta tần ngần ngắm nhìn trong sâu thẳm
Ôi đôi mắt ngày xưa.

Trái tim anh lặng ngừng...trong giây phút
Như ngày nào... biết trộm nhìn em
Mươi nhăm năm, ồ, mươi nhăm năm có nhẻ
Trái tim ta lại lổi nhịp nữa rồi!

Sài Gòn, 18-03-2011

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2011

Chủ quyền quốc gia, đừng ngồi mà lu loa!

Độc lập của một dân tộc đúng nghĩa là sự toàn vẹn quyết định trong mọi lĩnh vực của mình mà không bị chi phối, ảnh hưỡng của ngoại bang. Sự độc lập của ta chỉ ở mặt hình thức, còn để độc lập thực chất là một quá trình đấu tranh liên tục. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, người rất thấm thía cái ý nghĩa của nó và luôn nhắc nhở thế hệ con cháu về sau.
Độc lập của một dân tộc, chủ quyền của một quốc gia không thể tự dưng mà có, lại không thể có bằng cách chúng ta lu loa- kêu gọi sự công bằng như là cách cầu xin. Hãy nhìn sang nước Nhật, họ có nhiều điểm tương đồng với ta nhưng cái cách mà họ đòi hỏi sự công bằng thì trái ngược hoàn toàn. Con dường mà họ chọn là sự chủ động, còn ta...?
Tôi không cổ suý cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan nhưng chắc chắn một điều rằng một dân tộc không thể độc lập nếu thiếu tính dân tộc.
Và cần lắm tính dân tộc trong những nhà lãnh đạo. Buồn thay...!

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2011

Chúc mừng 8/3

Như mọi khi tôi khoát vội bộ đồ đi làm...
Ôi dzào, quên mất! Hôm nay là 08/03 kia mà.
Rửa vội ly cafe vừa uống tôi ngân nga câu hát
" Hôm nay ngày tám tháng ba
Tôi rửa giùm bà cái ly sửa của tôi"
 Hôn lên trán vợ và con gái, tôi mĩm cười bước đi
Xin gởi một nụ h...ồ...n...g đến tất cả phụ nữ trên trái đất đáng yêu này.

Hãy sống có trách nhiệm!

Hôm rày bà con thiên hạ bàn tán rôm rã câu chuyện "clip sex sinh viên", thôi thì đủ cả : trách, thông cảm, lên án,...
Tôi thì lấn cấn thắc mắc không biết họ đạo diễn để quay clip để làm gì? Lưu giữ kỹ niệm tình yêu? Tôi cho đây là lời bào chữa tồi tệ nhất. Chỉ có thể nói rằng họ sống buông thả, quá thiếu trách nhiệm. Trách nhiệm trước hết là với chính mình, trách nhiệm với người thân, trách nhiệm cộng đồng. Một tại nạn (tạm cho là như vậy) sớm muộn cũng sẻ xảy ra. Tôi khuyên các bạn- những ai đã từng hay có ý định nên chấm dứt.
Quá nhiều cái cần bàn tay chúng ta vun sức!

Đà Lạt & Em

Đà lạt
     .... hay
          .....là em ?
Nằm khoả mình
                      ...hứng
                              ...những giọt sương đêm

Anh-phương xa
                      ...ngơ ngẫn
                                ........mò tìm

Đây đồi mô?
Đây thung lũng?
........
vẫn
mịt mù
      ...... một cỏi mờ giăng!

Đừng thoả hiệp với cái xấu!

Đọc tin "Bác sĩ bị người nhà bệnh nhân đạp ngất" trên báo NLD.O và comments của người đọc, tôi không biết nói thế nào, chỉ biết rằng lòng nặng trĩu nổi buồn.
Thay vì khuyên nhau cư xử đẹp người ta lại thoả hiệp cho cái đồi bại.
Đành rằng những tồn tại trong ngành y tế là sự thật nhưng không thể là tất cả. Nó còn phổ biến ở tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực khác. Chỉ có điều ngành y vốn đặc biệt nên đòi hỏi khắc khe hơn.
Trong khi chờ đợi những biện pháp khả dĩ, chúng ta  đừng góp phần tạo những cái  xấu xa.