Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

Đạo đức lãnh đạo

Đạo đức là một khái niệm trừu tượng nhưng có giá trị thiêng liêng. Đạo đức không phải là cái bất biến, quan điểm về đạo đức cũng thay đổi khác nhau tuỳ giai đoạn, tuỳ lĩnh vực (nghề), ... và tuỳ nơi nữa.
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, nghề nào, tổ chức nào,... cũng cần đạo đức. Người ta hay đề cập đến đạo đức nghề y (y đức), đạo đức nhà giáo,... rồi lên án nó nhưng nói cho cùng đó mới chỉ là một lĩnh vực mà không nghe nói đến đạo đức chính phủ- lãnh đạo.
Trong một đất nước thì chính phủ là một tổ chức cao nhất, đạo đức chính phủ có tác dụng điều chỉnh, uốn nắng những cái đạo đức khác mà chính phủ đó lãnh đạo. Một chính phủ đạo đức trước hết phải là một chính phủ trong sạch thực sự.
Trong một gia đình, cha mẹ là tấm gương cho con cái. Nếu cha mẹ bê tha, trôm cắp,..., mất đạo đức thì làm sao mà dạy con cái chăm chỉ học hành, làm ăn lương thiện được.
Trong một cơ quan mà người đứng đầu(giám đốc) lười biếng, vô tổ chức,mất văn hoá... thì không thể khiến nhân viên dưới cấp tốt.
Trong một đất nước thì chính phủ là tổ chức chịu mọi trách nhiệm về sự tồn tại (cái xấu) của xã hội do chính mình điều hành.
Ông cha ta có câu " Thượng bất chính, hạ tất loạn" vậy.
Thấy được gốc rễ mới mong sửa chữa được!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét