Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Huyết áp - Đôi điều cần biết

Bs Lê Nguyễn

I> KHÁI NIỆM
Huyết áp là chỉ số áp lực được đo ở động mạch của người
Huyết áp động mạch có 02 chỉ số : huyết áp tối đa ( HA tâm thu) & huyết áp tối thiểu (HA tâm trương)
Chỉ số huyết áp bình thường ở người giao động
  • Huyết áp tối đa : 90-135mmHg
  • Huyết áp tối thiểu : 60-85mmHg
Chỉ số huyết áp phụ thuộc vào
  • Sức bóp của tim
  • Thể tích dịch trong lòng mạch máu
  • Thành mạch và các cơ chế thần kinh điều hòa vận mạch

II> NHỮNG THAY ĐỔI SINH LÝ CỦA HUYẾT ÁP 


1. Giới và tuổi: 

  • Nữ giới có huyết áp thấp hơn ở nam giới khoảng 5 mmHg
  • Trẻ em huyết áp  thấp nhiều so với áp thấp người lớn.
  • Người già huyết áp cao hơn người lớn từ 10– 20mmHg.
2. Sinh hoạt
Khi lao động, khi gắng sức hay nín thở huyết áp tăng lên. Cần nghỉ ngơi 10-15 phút huyết áp sẻ về bình thường

3. Tư thế
Ở tư thế đứng huyết áp cao hơn tư thế nằm khoảng 10 - 20mmHg.

4. Ảnh hưởng của kinh nguyệt và thai ngén. 

  • Trước khi có kinh huyết áp hơi tăng
  • Khi có thai huyết áp tăng
  • Sau khi đẻ huyết áp giảm  rồi trở lại bình thường.
5. Ảnh hưởng của tiêu hoá

  • Ngay sau khi ăn huyết áp tăng. 
  • Khi thức ăn tiêu hoá thì huyết áp giảm.

6. Ảnh hưởng của thần kinh 

Cảm xúc nhiều, lao động trí óc căng thẳng, sự lo lắng, đều làm tăng huyết áp

7. huyết áp thay đổi tuỳ theo nơi đo
Ví dụ huyết áp động mạch cánh tay, hai bên có thể chênh lệch nhau 5mmHg. Huyết áp ở động mạch khoeo cao từ 20mmHg đến  40mmHg so với huyết áp động mạch cánh tay.

III> THẾ NÀO LÀ TĂNG HUYẾT ÁP?
1. Tăng huyết áp 
Một người được gọi là tăng huyết áp sau khi đã loại trừ các yếu tố sinh lý trên và có trị số huyết áp sau
  • Huyết áp tối đa từ 140mmHg trở lên
  • Và hay huyết áp tối thiểu từ 85mmHg trở lên
2. Các nguyên nhân gây tăng huyết áp
  • Vô căn : 85% trường hợp tăng huyết áp ở người lớn tuổi là vô căn. Người ta thấy cùng với sự suy giảm chức năng của các cơ quan : tim,mạch máu,thận...góp phần đưa đến tăng huyết áp.
  • Tăng huyết áp ở người trẻ : ngược lại, tăng huyết áp trên những bệnh nhân trẻ (<35 tuổi) thường có nguyên nhân và gây nên tăng huyết áp cơn,khó kiểm soát nên cần phải tìm nguyên nhân. Một số nguyên nhân thường gặp là :

  1. Bệnh lý chủ mô thận
  2. Bệnh lý mạch máu thận
  3. U tuyến thượng thận
  4. Các bệnh lý nội tiết
IV> THẾ NÀO LÀ TỤT HUYẾT ÁP?
1. Tụt huyết áp
Một người được gọi là tụt huyết áp khi :
  • Huyết áp tối đa <90mmHg
  • Và / hoặc huyết áp tối thiểu < 60mmHg
2. Nguyên nhân tụt huyết áp
  • Mất máu
  • Mất nước : tiêu chảy, sốt,...
  • Suy tim
  • Nhiễm trùng máu
  • Bệnh nội khoa khác : xơ gan nặng,...
V> LỜI KHUYÊN
  1. Huyết áp con người dao động do những nguyên nhân kể trên nên việc xác định huyết áp bệnh thì phải loại trừ những yếu tố trên
  2. Tăng huyết áp của mỗi người khác nhau. Khi xác định tăng huyết áp cần xác định nguyên nhân, mức độ của tăng huyết áp để chọn cách điều trị phù hợp.
  3. Việc điều trị tăng huyết áp là điều trị suốt đời chứ không phải là đợi khi nào thấy huyết áp cao mới uống. Điều này rất nguy hiểm bởi tai biến cấp tính cũng như những biến chứng âm thầm xảy ra.
  4. Thuốc điều chỉnh huyết áp cũng khác nhau tuỳ giai đoạn. Do vậy,cần nên theo dõi liên tục của bác sỹ chuyên khoa chứ không phải cứ thế uống mãi.
  5. Tụt huyết áp nếu có phải tìm nguyên nhân chứ không như thói quen phổ biến là cứ truyền dịch như ở các phòng mạch nhiều nơi. Cần phải xem lai : 1- Có tụt huyết áp thật sự hay không?. 2- Nguyên nhân?
  6. Phân biệt tăng huyết áp với cao huyết huyết áp. Tăng huyết áp là bệnh lý còn huyết áp cao( hay cao huyết áp) chưa hẳn là bệnh. Trị số huyết áp bình thường như bảng qui định trên là đa số. Tuy nhiên, một số trường hợp cá biệt huyết áp có thể cao hơn hay thấp hơn mà vẫn là bình thường. Trong trường hợp này khó xác định chính xác cần thời gian và đánh giá của bác sỹ.
Chúc bà con khoẻ

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính-Những điều cần biết

Bs Lê Nguyễn

1/ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) LÀ GÌ?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh do sự tắc nghẽn đường dẫn khí (đường thở) dần dần và kéo dài làm cho nó không còn khả năng hồi phục một cách trọn vẹn
Nguyên nhân rất nhiều mà đa phần là do viêm phế quản và hen phế quản không hồi phục kéo dài

2/ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH BIỂU HIỆN THẾ NÀO?
  • Triêu chứng điển hình là ho, khạc đàm và khó thở
  • Bệnh tiến triển nặng dần

3/ AI DỂ MẮC BỆNH NÀY?
Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh này, người ta ghi nhận 85-90% những người bệnh COPD có liên quan hút thuốc lá. Chỉ 10-15% người mắc bệnh còn lại do ô nhiễm môi trường, bụi phổi hay hoá chất nghề nghiệp. Những người mắc những nhiễm trùng ở đường hô hấp lúc thiếu niên cũng có thể dẫn đến COPD sau này.

4/ VAI TRÒ CỦA THUỐC LÁ?
Thuốc lá giữ vai trò chính trong bệnh COPD
Không phải ai hút thuốc cũng bị COPD, theo ghi nhận chỉ 15-20% người hút thuốc lá bị COPD nhưng có đến 85-90% người bệnh COPD có vai trò chính của thuốc lá
Hút thuốc lá có thể là chủ động hoặc thụ động

5/ MỘT NGƯỜI HÚT BAO NHIÊU THUỐC LÁ THÌ MẮC BỆNH COPD?
Không có con số chính xác hút bao nhiêu thuốc lá thì mắc bệnh COPD, tuỳ thuộc vào từng người.
Theo khuyến cáo, người hút thuốc lá trên 20 gói/ năm thì có nguy cơ cao bị COPD. Ở những người (yếu tố cơ địa) dễ bị ảnh hưởng của thuốc lá, hút càng nhiều thì nguy cơ càng cao.

6/ SỐ NGƯỜI MẮC BỆNH THẾ NÀO?
Rất nhiều.
Theo ghi nhận của WHO ở những người trên 30 tuổi, 9,33/1000 người ở nam giới, con số này ở nữ là 7,34/1000 người
Ở Việt Nam, báo cáo ghi nhận chưa đầy đủ là 5% người dân từ 15 tuổi mắc bệnh.

7/ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG?
Rất nặng nề!
Giảm chất lượng cuộc sống trầm trọng : người bệnh thường khó thở, lúc đầu khó thở khi gắng sức sau đó tăng dần, khó thở thường xuyên, khó thở cả khi nghĩ ngơi
Gánh nặng y tế rất lớn. Ở Mỹ, chi phí hang năm cho bệnh nhân COPD ngốn

8/ VIỆC PHÁT HIỆN BỆNH THẾ NÀO
Rất đơn giản.
Chỉ với một test thăm dò chức năng hô hấp ( phế dung ký) là có thể xác định mắc bệnh COPD hay không
Dựa vào tỷ số FEV1 (thể tích khí thở ra hết sức trong giây đầu tiên)/FVC (thể tích khí thở ra gắng sức)<70% là có COPD

9/ MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH NÀY?
Bệnh tiến triển mổi ngày nặng dần, theo sau những đợt cấp tính
Người ta phân chia thành 04 giai đoạn của bệnh cũng dựa vào đo chức năng hô hấp như trên
****Theo GOLD

I : Nhẹ
  • FEV1 /FVC <70%
  • FEV1 >= 80% trị số dự đoán
  • Có hoặc không các triệu chứng mạn tính : ho, khạc đàm
II : Trung bình
  • FEV1 /FVC <70%
  • 50% ≤ FEV1 < 80%
  • Tc mạn tính (ho, khạc đàm,khó thở) : (+/-)
III : Nặng
  • FEV1 /FVC <70%
  • 30% ≤ FEV1 < 50%
  • Tc mạn tính
IV : Rất nặng
  • FEV1 /FVC <70%
  • FEV1 <30% hay FEV1 <50% 
  • Phối hợp suy hô hấp mạn tính hay có suy tim phải.

***Theo Hội Lồng Ngực Mỹ (ATS)
 Đo chức năng hô hấp sau sd thuốc giãn phế quản
Nguy cơ bị COPD
  • Hút thuốc, tx môi trường ô nhiễm
  • Ho, khạc đàm, khó thở
  • Ts gia đình bệnh hô hấp 
  • FEV1/FVC >70% 
Có bị COPD khí FEV1/FVC  ≤ 70%. Nếu FEV1
  1. Nhẹ  : FEV1 ≥ 80%
  2. Trung bình : FEV1[50-80)
  3. Nặng : FEV1[30-50)
  4. Rất nặng : FEV1<30

10/ BỆNH NÀY CÓ THỂ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

Được.

Quan trọng nhất là ngưng ngay các yếu tố tiếp xúc (thuốc lá, hoá chất,…)

Người ta có thể kiểm soát (hạn chế) diễn tiến của bệnh và những đợt cấp tính với các thuốc giản phế quản dạng phung khí dung đơn độc hay phối hợp tuỳ giai đoạn của bệnh

11/ NGƯNG THUỐC LÁ CÓ HẾT BỆNH KHÔNG?

Bất cứ ở giai đoạn nào của bệnh cũng cần phải ngưng yếu tố tiếp xúc (thuốc lá chẳng hạn). Nhưng không phải ngưng thuốc lá là hết bệnh. Nếu ở giai đoạn sớm, việc ngưng thuốc lá giúp cải thiện chức năng hô hấp đáng kể, nhưng càng về sau, tác dụng kém dần.

12/ AI NÊN TẦM SOÁT BỆNH NÀY

Tất cả những ai có biểu hiện hay có những yếu tố nguy cơ đều nên được tầm soát
Ho kéo dài
Có hút thuốc lá nhiều
Làm trong môi trường ô nhiễm bởi bụi, hoá chất

13/ KHI NÀO CẦN NHẬP VIỆN ĐIỀU TRỊ?

Hầu hết bệnh được điều trị ngoại trú, trừ phi những đợt cấp tính

14/ BIỂU HIỆN CỦA NHỮNG ĐỢT CẤP?

Người bệnh có 2/3 dấu hiệu sau :
  1. Ho nhiều hơn
  2. Khạc đàm tăng, đàm thay đổi màu sắc
  3. Khó thở tăng

15/ TẠI SAO CÓ NHỮNG ĐỢT CẤP?

Do viêm nhiễm ở đường hô hấp, vai trò của những đợt cúm rất quan trọng

Các bệnh lý nội khoa khác cũng có thể thúc đẩy vào đợt cấp

16/ CÓ THỂ NGĂN NGỪA ĐỢT CẤP?

Có.

Không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, không gắng sức, việc tuân thủ đúng những chỉ định y khoa là những điều cơ bản nhất

Việc chủng ngừa phế cầu, Hemophillus influenzae giúp làm giảm những đợt cấp cho những bệnh nhân COPD

17/ KHI NÀO THÌ CẦN THỞ OXY TẠI NHÀ?

Những người bệnh COPD giai đoạn nặng đến rất nặng cần thở oxy tại nhà.

Liều oxy tại nhà dùng với liều thấp khởi đầu ngắt quảng, ban đêm sau đó kéo dài hơn.

18/ TÓM LẠI NHỮNG BỆNH NHÂN COPD CẦN LÀM GÌ?
  1. Cần đến khám ở những cơ sở y tế chuyên khoa để phát hiện kịp thời
  2. Ngưng ngay các yếu tố nguy cơ : thuốc lá, khói bụi, hoá chất,…
  3. Tuân thủ chặt chẻ những chỉ dẫn của thầy thuốc
  4. Chủ động tiêm phòng cúm, phế cầu hằng năm
  5. Điều trị phối hợp tích cực các bệnh lý khác kèm theo nếu có
  6. Đến khám ngay ở các cơ sở y tế tin cậy khi có những đợt cấp

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

07 sai lầm trong khởi nghiệp


1. Kế hoạch kinh doanh sơ sài

Một kế hoạch kinh doanh vững chắc, chi tiết là bước quyết định, là nền tảng cho sự thành công trong tương lai. Mặc dù trên thực tế, mọi việc thường diễn ra không như những gì bạn dự định ban đầu nhưng kế hoạch kinh doanh vẫn luôn là linh hồn của doanh nghiệp, là kim chỉ nam giúp bạn không đi lạc hướng. Có thể bạn chưa biết bắt đầu từ đâu nhưng bạn phải biết rõ nơi mình muốn đến. Bạn là ai, bạn bạn cần làm gì?

Tại sao bạn lại quyết định kinh doanh? Sản phẩm, dịch vụ của bạn là gì? Bạn kiếm nguồn đầu tư ở đâu? Nếu bạn thấy khó khăn trước việc phải viết một bản kế hoạch, hãy viết những câu hỏi, những vấn đề mà bạn quan tâm trước khi bắt tay khởi nghiệp, đi tìm câu trả lời và sắp xếp các dữ liệu có được, những việc cần làm theo thứ tự ưu tiên và mốc thời gian. Thế là bạn đã có một kế hoạch để khởi sự kinh doanh cũng như trình bày với nhà đầu tư để tìm nguồn vốn.

2. Không phát triển kế hoạch tiếp thị

Kinh doanh mà không làm tiếp thị là một sai lầm rất lớn, đặc biệt là với các doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Dù ngân sách ít nhiều thì bạn bắt buộc phải làm tiếp thị để dịch vụ, sản phẩm tiếp cận được với người tiêu dùng. Nếu bạn có quá ít ngân sách hãy tận dụng các công cụ miễn phí, mạng xã hội, tiếp thị truyền miệng..Dư dả hơn một chút, bạn có thể thuê các công ty tư vấn chuyên nghiệp hỗ trợ. Bạn không thể kinh doanh thành công nếu không thu hút được khách hàng và khách hàng thì chỉ có thể biết đến bạn qua con đường tiếp thị.

3. Nghĩ hẹp

Nhiều người khởi nghiệp rất thận trọng nhưng điều này chưa hẳn đã tốt. Nếu bạn chọn một ý tưởng bình thường, dễ dàng, cố gắng tránh mọi khó khăn, mọi thử thách, bạn có thể sẽ an toàn nhưng ngược lại, bạn khó có bước đột phá vượt bậc. Mặc khác, sau một thời gian bạn sẽ thu hút nhiều đối thủ cạnh tranh vì họ cũng cảm thấy việc kinh doanh này quá dễ dàng. Như vậy, bạn cố gắng tránh mọi thử thách nhưng cuối cùng cũng phải đối mặt với việc cạnh tranh với đối thủ. Bạn chỉ có thể tránh cạnh tranh, hoặc chiến thắng trong cuộc cạnh tranh bằng những ý tưởng mạo hiểm và đột phá.

4. Bảo thủ

Đến một lúc nào đó, công ty buộc phải thay đổi để thích hợp với tình hình mới và điều này đòi hỏi tầm nhìn của chủ doanh nghiệp. Không ít chủ doanh nghiệp gặp khó khăn khi thay đổi phương hướng kinh doanh vì suy nghĩ “ Tôi đang làm tốt, tại sao phải thay đổi?” Đúng là bạn đã thành công trong quá khứ nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ thành công trong tương lai. Các yếu tố khách quan, môi trường kinh doanh, thị hiếu khách hàng thay đổi liên tục. Nếu không bắt kịp, sự tụt hậu sẽ không tránh khỏi và đến khi bạn nhận ra mình đang kinh doanh không hiệu quả thì không dễ dàng khôi phục. Thay đổi còn đồng nghĩa với việc nắm bắt nhanh chóng mọi cơ hội quý giá.

5. Dễ thất vọng

Bạn đam mê với ý tưởng kinh doanh của mình nhưng không chắc những người xung quanh bạn cũng có cảm nhận tương tự. Khi bạn trình bày dự án với nhà đầu tư, đào tạo nhân viên hay bán sản phẩm cho khách hàng, sẽ có lúc bạn bị chỉ trích, nhận được những phản hồi không tốt. Ngoài ra, vô vàn những khó khăn khác như thiếu hụt tài chính, nợ nần, công việc căng thẳng rất dễ khiến những người mới lập nghiệp nản chí, buông xuôi. Khi quyết định khởi nghiệp cũng là lúc bạn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón nhận mọi khó khăn thử thách ở phía trước. Bạn có thể phải làm việc 16 giờ mỗi ngày và đôi khi không còn một xu dính túi.

6. Bỏ qua những chỉ trích

Không nản lòng trước những chỉ trích không có nghĩa là bỏ ngoài tai. Những phản hồi, góp ý dù đúng dù sai luôn có giá trị nhất định. Phản hồi – trong trường hợp không đúng với thực tế cũng giúp bạn nhận ra mọi người chưa hiểu hết về sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Lắng nghe và học hỏi là điều nên làm, tuy nhiên, để tránh tình trạng “đẽo cày giữa đường”, điều cần nhất là luôn giữ được mục tiêu.

7. Đầu tư toàn bộ tài sản, vốn liếng

Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ có thể bị cuốn vào đam mê kinh doanh và đầu tư toàn bộ tài sản, vốn liếng mình có được vào công ty. Khi chủ doanh nghiệp chấp nhận hy sinh giấc ngủ, mọi cơ hội nghề nghiệp và có lẽ là một chút tỉnh táo, thì việc trút hết vốn liếng để đầu tư là chuyện bình thường. Tuy nhiên, dù bạn có dùng hết đồng xu cuối cùng cho việc kinh doanh thì chưa chắc có hiệu quả mà việc này dễ dàng lại đẩy bạn vào tình huống hết sức khó khăn. Trước khi nuôi sống việc kinh doanh, bạn cần nuôi sống chính bản thân mình.

Nguồn :doanhnhan.net

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011

Sốt xuất huyết-Những điều cần biết

Bs Lê Nguyễn
Sốt xuất huyết là một bệnh rất phổ biến ở nước ta, việc hiểu biết nó là việc hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Tuy vậy, đây vẫn đang là một vấn đề mà chúng ta chưa thật sự tốt. Bài viết này nhằm cung cấp cho mọi người một cái nhìn cơ bản nhất.

1. Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết(SXH) là một bệnh do virus Dengue gây ra
Bệnh được truyền từ người - người qua trung gian muỗi Aedes










2.Loại muỗi Aedes nào gây bệnh, nhận diện?
Ở nước ta, tới thời điểm này ghi nhận có 02 loại là Aedes aegypti và Aedes alopictus

  • Aedes aegypti
Muỗi vằn Aedes thường sống ở những nơi tối,trong nhà gây bệnh vào ban ngày và là đối tượng gây SXH ở đô thị

  • Aedes alopictus
Thường sống ở những bụi rậm, ngoài gây bệnh SXH, còn gây ra một số bệnh do virus khác


3.Bệnh xảy ra ở đâu?
Bệnh xảy ra ở tất cả các nơi trên thế giới nhưng phổ biến ở các nước châu Phi, châu Mỹ, Địa Trung Hải, Tây Thái Bình Dương, Đông Nam Á,...
Việt Nam là một vùng dịch của SXH, tất cả các vùng miền
4.Sốt xuất huyết xảy ra thời điểm nào?
Mọi thời điểm, nhưng nhiều vào mùa mưa

5.Ai nhiễm virus Dengue cũng bị bệnh SXH ?
Không.
Khi bị nhiễm virus Dengue do muỗi truyền từ người khác qua, người bị nhiễm có thể bị : Sốt siêu vi đơn thuần, sốt Dengue hoặc sốt xuất huyết Dengue

6.Biểu hiện thường gặp của sốt xuất huyết?
Tương tự như những sốt siêu vi khác:

  • Sốt cao
  • Nhức đầu, đau cơ, đau khớp
  • Mệt mỏi
  • Ho,sổ mủi

7.Sốt xuất huyết có gì nguy hiểm?
Điểm khác biệt với những sốt siêu vi khác, SXH có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm ( khoảng 5%), đó là

  • Xuất huyết : da,tiêu hoá, não,...
  • Sốc : tụt huyết áp, huyết áp kẹp

8. Làm sao để phân biệt sốt siêu vi thường hay sốt xuất huyết?
Khó phân biệt vào những ngày đầu của bệnh trên biểu hiện và phải xét nghiệm máu

9.Khi nào cần phải xét nghiệm máu?
Mọi trường hợp sốt cao từ 03 ngày đều cần nghĩ đến sốt xuất huyết và phải đến cơ sở y tế kiểm tra.

10.Ai có thể bị sốt xuất huyết?

Tất cả mọi người. Trước đây chủ yếu ở trẻ em nhưng hiện nay bệnh có thể xảy ra ở người lớn và cả nhủ nhi (<01 tuổi)

11.Bệnh kéo dài bao lâu?
Thông thường kéo dài 6-8 ngày, những biến chứng nặng (xuất huyết, sốc,..) thường xảy ra từ ngày thứ 4-7 của bệnh.

12.Làm gì khi bị bệnh sốt xuất huyết?
Cũng giống như những sốt siêu vi khác, sốt xuất huyết đa phần tự hồi phục,không để lại di chứng.Tuy nhiên khoảng 5% có biến chứng (xuất huyết, sốc) và là nguyên nhân gây tử vong.
Điều trị chủ yếu là hạ sốt,bù dịch (khi không có biến chứng),vitamin-C và kiểm soát nguy cơ ( hạn chế vận động)

13.Mọi trường hợp đều cần nằm viện?
Không.
Đa phần là điều trị ngoại trú, tuỳ theo mức độ nguy cơ mà cần nằm viện hay không, điều này cần sự đánh giá của bác sĩ khám bệnh

14.Hạ sốt bằng cách nào?
Lau mát
Thuốc paracetamol (Efferalgan, Panadol,..) 10-15mg/kg cân nặng, ngày uống 3-4 lần (tất nhiên là không có bệnh gan, thận kèm theo)

15.Có cầu phải uống nhiều nước không?
Cần. Tuy nhiên lượng nước bổ sung theo lượng nước mất do sốt. Sốt tăng 01 độ C tương ứng 01 lít nước mất/ngày

16.Cần bổ sung vitamin C?
Cần bổ sung 1000mg/ngày, tuy nhiên ở những bệnh nhân có triệu chứng bao tử (buồn ói, đau trên rốn,...chiếm khoảng 60% số bệnh SXH) thì tránh dùng đường uống

17.Cách phòng tránh sốt xuất huyết?
Diệt muỗi
Dọn sạch môi trường( trong nhà và xung quanh) : sáng sủa và khô ráo không cho muỗi có nơi trú ẩn,sinh sản
Báo y tế phường có kế hoạch dập dịch

18.Khi bị sốt xuất huyết rồi còn bị lại không?
Có thể.
Một người sau bị sốt xuất huyết cơ thể sẻ tao ra kháng thể chống lại bệnh này. Tuy nhiên người bị bệnh này vẫ có thể bị lại vì những lý do sau:

  • Sự bền vững của kháng thể này không vĩnh viễn và tuỳ vào từng người. Người ta ghi nhận sau 08 tuần bị bệnh này người bệnh có thể bị lại
  • Sự khác nhau giữa các type gây bệnh : hiện được thừa nhận có 04 type gây bệnh ở Việt Nam
  • Sự đột biến của các type

Những bà vợ nên biết


Để có thể hiểu rõ hơn những gì chồng muốn, bạn hãy coi lại những điểm chính mà phần lớn các ông chồng đều cần, theo khảo sát của các chuyên gia:
1. Đánh giá đúng những gì họ đóng góp
Đàn ông không hề muốn mình bị coi thường hay bỏ qua những gì mình đã cố gắng. Nhiều  ông nói :”Tôi cảm thấy cô ta chỉ quý trọng tiền lương tháng của tôi thôi và nếu không có tôi nữa thì cô ta cũng chả sao”. Ai cũng muốn được đánh giá đúng, đặc biệt là các ông chồng.
Chúng ta rất dễ để ý đến những việc mà vợ/ chồng của ta không làm, nhất là khi hai người tranh cãi với nhau về những gì mình đã làm để nuôi dạy con cái trong gia đình.
Một người vợ thông minh sẽ biểu lộ sự biết ơn về bất kỳ điều gì người chồng đang làm và mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc hôn nhân của cả hai, ngay cả khi đang bàn luận về những gì hai người sắp phải làm trong tương lai.
2. Thích thấy vợ cười, vui vẻ
Họ rất thích khi vợ mình cười với những câu chuyện đùa của họ. Họ cũng luôn thích nhìn vợ  lúc nào cũng vui vẻ. Điều đó không có nghĩa là người vợ phải cười giả tạo hay giả vờ rằng mọi chuyện đều tốt đẹp.
Thế nhưng bạn vẫn nên giữ được sự hài hước trong gia đình ngay cả khi đang có một số vấn đề và tự kềm chế những lo âu trong khoảng thời gian nào đó, dù trong lòng đang không được vui với chồng.


3. Được vợ quan tâm
Họ muốn vợ giành thời gian cho mình, lo lắng về sức khỏe, niềm vui của chồng. Nhất là khi già, cảm thấy vợ không còn quan tâm tới mình nữa sẽ làm đàn ông tổn thương mạnh mẽ, dù họ không hề thể hiện ra điều đó. Họ càng không muốn, khi đã có con thì mọi thứ dành cho con là quan trọng nhất và sức khỏe cũng như nhu cầu của họ bị vợ bỏ qua.
Ở nhiều gia đình, chính điều này đã khiến hôn nhân mất thăng bằng, dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng. Những người vợ nghĩ rằng họ đang làm điều tốt nhất khi đặt nhu cầu của con mình lên hàng đầu, họ không nhận ra rằng chồng cũng có thể bị tổn thương vì điều đó.
4. Có những khoảng thời gian riêng tư với vợ
Đơn giản có khi chỉ là dành thời gian cho nhau. Đây chính là lý do khiến khoảng thời gian “đi chơi riêng” của các cặp vợ chồng rất quan trọng. Cùng coi một bộ phim yêu thích, không bị quấy rầy bởi lũ trẻ, cùng ăn bữa sáng yên bình tại một quán ăn sang trọng. Thậm chí cả hai có thể đi bowling hay đi nhảy, tụ họp với bạn bè và thể hiện như một cặp đôi hạnh phúc chứ không phải một cặp bố mẹ.
Sự đam mê giữa các cặp vợ chồng tăng lên nhờ những khoảng thời gian này: khoảng thời gian “cặp kè”, khoảng thời gian riêng tư, khoảng thời gian cho những phần quan trọng của quan hệ tồn tại bên cạnh nhau, không liên quan đến bọn trẻ.
5. Đời sống tình dục thỏa mãn
Một cuộc hôn nhân không có đời sống tình dục đầy đam mê cũng như một món súp không có thịt, và các bà vợ thường không coi trọng điều này. Sự thật là tất cả các ông chồng nếu không có đời sống tình dục thỏa mãn với vợ mình, sẽ trở nên yếu lòng trước những tác động từ một “đối tượng” khác.
Mặc dù vẫn tồn tại những cặp vợ chồng sau một thời gian sống chung đã quyết định sẽ không "quan hệ" nữa và vẫn duy trì hôn nhân, nhưng với nhiều gia đình, điều này khiến hai vợ chồng có cảm giác như hôn nhân đang lụi tàn và tới hồi kết thúc.
Chính khi ngọn lửa đam mê của vợ chồng tắt đi, mối quan hệ của họ cũng dần thiếu đi “sức sống”.


Các bà vợ có thể gân cổ cãi đến khi họ không thể nói được nữa, bằng bất kỳ lý lẽ nào, về việc "chuyện ấy" có gì mà quan trọng như thế trong mối quan hệ của hai người. Thế nhưng sự thật không thể thay đổi được là, trong bản liệt kê những điều quan trọng trong hôn nhân của mỗi ông chồng, chuyện chăn gối luôn giữ thứ hạng cao.
Tại sao? Bởi vì chuyện chăn gối tạo cảm giác tuyệt vời, nó làm cho các ông chồng cảm thấy mình gợi cảm và được mong muốn; bởi nó làm tăng sự thỏa mãn trong hôn nhân, giúp các ông chồng cảm thấy gần gũi và kết nối được với vợ. Và điều quan trọng là nó giải tỏa stress.
Hãy nghĩ đến 5 điều trên khi bàn luận với chồng bạn về suy nghĩ của họ trong hôn nhân và những nhu cầu của họ có được đáp ứng không. Vì, cuối cùng thì điều này cũng là một trong những chìa khóa dẫn đến hạnh phúc trong hôn nhân – đó là sự giao tiếp giữa vợ chồng để cùng chia sẻ quan điểm và hiểu nhau hơn.
Khánh Chi (Theo missus.ru)

Nguồn :  Internet